Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi, vú

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sớm chính xác đến 95% hai căn bệnh phổ biến là ung thư vú và ung thư phổi, rất lâu trước khi các triệu chứng xuất hiện, các nhà khoa học khẳng định.Trị ung thư phổi



Nghiên cứu ban đầu ở Đại học bang Kansas (Mỹ) tìm thấy xét nghiệm này phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 0 và 1 đối với người bị ung thư vú, và giai đoạn 1 - 2 đối với người bị ung thư phổi.Trị ung thư phổi hiệu quả

Giai đoạn 2 là khi các bệnh nhân bắt đầu biểu hiện triệu chứng, và cho đến nay, hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán ở thời kỳ này.Trị ung thư phổi như nào

Giáo sư Stefan Bossmann (trái) và giáo sư Deryl Troyer rất hy vọng rằng xét nghiệm của họ có thể đẩy nhanh việc phát hiện sớm ung thư. Nhóm nghiên cứu cho biết họ cũng đang tiến gần đến việc xét nghiệm ung thư tụy.Trị ung thư phổi ở đâu

Xét nghiệm nói trên hoạt động theo cơ chế nhận diện sự gia tăng hoạt động của enzyme trong cơ thể - là một chỉ báo của bệnh. Khi enzyme từ máu hoặc nước tiểu của bệnh nhân được trộn với amino axit nào đó trong thuốc nhuộm màu, nếu là người bị ung thư, nó sẽ biểu hiện ra dưới dạng một mô típ cụ thể. Trị ung thư phổi nhanh


Người phát triển loại test nói trên - giáo sư Deryl Troyer - cho biết: "Chúng tôi coi đây là bước đầu tiên của kỷ nguyên chẩn đoán mới có thể dẫn đến việc phát hiện sớm ung thư ở loài người. Trị ung thư phổi đúng cách

Ngay bây giờ, những người có thể được lợi nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, như người nghiện thuốc lá, hay có tiền sử gia đình bị ung thư".

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN      
Ung thư thận chiếm khoảng 3% các loại ung thư. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nam mắc bệnh nhiều gấp đôi nữ. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ di căn vào các tạng khác của cơ thể như gan, đại tràng, thượng thận…và gây tử vong.
1. Ung thư thận là gì?
Ung thư thận là loại ung thư phổ biến nhất ở người lớn (trên 40 tuổi) do các tế bào ung thư phát triển trong thận. Ung thư tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô) liên quan đến bể thận là loại ung thư thận ít gặp hơn. Nó tương tự như ung thư ở bàng quang và thường được điều trị giống ung thư bàng quang, u Wilms là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em, khác với ung thư thận ở người lớn.
Khi ung thư thận phát triển, nó có thể xâm lấn vào các cơ quan ở gần thận, như gan, đại tràng hoặc tuyến tuỵ. Tế bào ung thư thận có thể tách khỏi khối u ban đầu và lan đi xa (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể. Khi ung thư thận di căn thì tế bào ung thư có thể xuất hiện trong các hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ở gần thận nạo vét được trong khi phẫu thuật, khi đó có thể ung thư đã lan tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư thận có thể lan và tạo ra các u mới, thường gặp nhất là ở xương và phổi. Khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và có cùng tên với khối u ban đầu (khối u nguyên phát) ở thận.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư thận là gì?
Giống như hầu hết các loại ung thư khác, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư thận tăng lên theo độ tuổi. Bệnh thường xuất hiện nhất là trong độ tuổi trên 40. Gặp ở nam giới nhiều gấp đôi nữ giới. Bên cạnh đó, ung thư thận có vẻ thường gặp hơn ở người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng. Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư thận là:
Sử dụng thuốc lá : Theo kết quả nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp đôi những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng thuốc càng dài thì nguy cơ càng cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư thận sẽ giảm xuống khi bỏ hút thuốc.
Béo phì : Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Trong một số nghiên cứu, béo phì đi kèm tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác nêu ra rẳng thừa cân cũng là một yếu tố nguy cơ cả ở nam giới. Nguyên nhân của mối liên quan này còn chưa được xác định rõ.
Sự tiếp xúc trong nghề nghiệp : Một số nghiên cứu đã kiểm tra xem tiếp xúc với các yếu tố nghề nghiệp có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận ở công nhân hay không. Ví dụ, các nghiên cứu chì ra công nhân lò than cốc trong nhà máy thép có tỷ lệ mắc ung thư thận cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy amiăng ở nơi làm việc, một chất có liên quan tới ung thư phổi và ung thư trung mô (là lớp màng bao phủ các tạng bên trong của cơ thể), cũng làm tăng nguy cơ mác một số loại ung thư thận.
Tia xạ : Những phụ nữ đã được chiếu xạ để điều trị các rối loạn ở tử cung có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư thận. Hơn nữa, những người đã tiếp xúc với thorotrast (thorium dioxid), một chất phóng xạ được sử dụng vào những năm 20 cùng với việc chụp X quang để chẩn đoán, có tỷ lệ mắc ung thư thận tăng lên. Tuy nhiên, chất này hiện không còn được sử dụng và các nhà khoa học cho rằng chiếu xạ chỉ gây ra một phần trăm rất nhỏ trong tổng số các trường hợp ung thư thận.
Phenacetin: Một số người đã bị ung thư thận sau một thời gian dài sử dụng loại thuốc này với liều cao. Loại thuốc giảm đau này hiện không còn được sử dụng ở Mỹ.
Lọc máu : Những bệnh nhân được lọc máu để điều trị suy thận mạn tính trong nhiều năm tăng nguy cơ phát triển nang thận và ung thư thận. Cân tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác dụng lâu dài của việc lọc máu đối với các bệnh nhân bị suy thận.
Bệnh Von Hippel-Lindau (VHL): Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người có căn bệnh di truyền này có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào thận cũng như khối u ở các bộ phận khác cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát tìm ra một loại gen gây bệnh VHL và họ tin rằng việc phân lập được gen này có thể giúp cải thiện các phương pháp chẩn đoán, điều trị và thậm chí phòng ngừa một số loại ung thư thận.
3. Triệu chứng của ung thư thận
Ở giai đoạn sớm, ung thư thận thường không gây ra dấu hiệu gì rõ ràng hoặc các triệu chứng khó chịu. Khi ung thư thận phát triển thì xuất hiện những triệu chứng sau:
Đi tiểu ra máu . Máu có thể xuất hiện trong nước tiểu hôm nay nhưng hôm sau lại không xuất hiện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy máu hoặc có thể được phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
Có khối u ở thận: Khi đi chụp chiếu phát hiện ra khối u.
Các triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Chán ăn
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Sốt tái đi tái lại nhiều lần, uống thuốc không thấy khỏi.
Đau ở cạnh lưng dai dẳng
Cảm thấy mỏi mệt toàn thân.
Huyết áp cao hoặc thiếu máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận; tuy nhiên, những triệu chứng này ít gặp hơn.
Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra như nhiễm khuẩn hoặc nang. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán. Những người có các triệu chứng này có thể đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Thông thường, ung thư giai đoạn sớm không gây đau; điều quan trọng là không nên chờ cho đến khi thấy đau mới đến khám bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân càng lớn.
4. Ung thư thận được chẩn đoán như thế nào?
Để tìm nguyên nhân gây triệu chứng, bác sĩ cần khai thác tiền bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu vê sức khỏe chung, bác sĩ có thể chi định làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Bác sĩ có thể khám kỹ vùng bụng để tìm u cục hoặc các khối bất thường. Bác sĩ thường chi định các thăm dò hình ảnh của thận và các cơ quan lân cận. Những bức tranh này thường có thể cho biết các thay đổi ở thận và mô xung quanh. Ví dụ, chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tình mạch (IVP) là chụp X quang thận, niệu quản và bàng quang sau khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Các hình ảnh chụp được có thể cho thấy những biến đổi về hình dạng của các cơ quan này và các hạch lymphô lân cận. Chụp động mạch sẽ cung cấp một loạt phim X quang chụp mạch máu. Thuốc cản quang được tiêm vào mạch máu lớn qua một ống thông. Phim chụp cho thấy mạng lưới mạch máu nhỏ hơn ở bên trong và xung quanh thận. Các thăm dò bằng hình ảnh khác bao gồm chụp cát lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và siêu âm, có thể cho thấy sự khác biệt giữa các mô bệnh và các mô lành. Nếu kết quả xét nghiệm nghi ngờ ung thư thận thì có thể tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để chẩn đoán ung thư. Sinh thiết để tìm ung thư thận tức là bác sĩ chọc một kim nhỏ vào trong khối u và hút ra một mẫu mô. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Khi chẩn đoán ung thư thận, bác sĩ cần xác định giai đoạn hoặc phạm vi của bệnh. Phân giai đoạn là một quá trình thăm dò chi tiết để phát hiện ung thư đã lan chưa và nếu lan thì lan tới phần nào của cơ thể. Bác sĩ cần phải có thông tin này để lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Để phân giai đoạn ung thư thận, bác sĩ có thể cho chụp bổ sung cộng hưởng từ và chụp X quang các mô và mạch máu ở bên trong và xung quanh thận. Bác sĩ có thể tìm các hạch lymphô bị sưng to lên ở trong lồng ngực và ổ bụng qua chụp cât lớp vi tính. Chụp X quang lồng ngực thường có thể cho biết ung thư đã di căn vào phổi chưa. Xạ hình xương là dùng chất phóng xạ để ghi hình xương, có thể phát hiện ra các dấu hiệu di căn của ung thư vào xương.
5. Điều trị ung thư thận
5.1. Các phương pháp điều trị tại chỗ
Phẫu thuật ung thư thận:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến nhất. Phẫu thuật được thực hiện là cắt bỏ thận. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ toàn bộ quả thận cùng với tuyến thượng thận và các mô quanh thận. Một số hạch bạch huyết trong vùng có thể được nạo vét. Đây là thủ thuật cắt thận triệt để. Trong một SỐ trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chi cắt bỏ thận (thủ thuật cắt thận đơn giản). Quả thận còn lại nói chung có thể đảm đương được công việc của cả hai thận. Một SỐ trường hợp khác, bác sỹ phẫu thuật chi cẳt bỏ một phần quả thận nơi có khối u, gọi là thủ thuật cắt thận bán phần. Thuyên tắc động mạch nghĩa là làm tắc động mạch để khối u thuyên giảm đi, đôi khi được thực hiện trước phẫu thuật để có thể tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn. Nó cũng thường được sử dụng để giảm đau hoặc chống chảy máu khi không thể cát bỏ được khối u. Các miếng xốp nhỏ bầng gelatin đặc biệt hoặc bằng chất liệu khác được tiêm vào cơ thể qua một ống thông để làm tác các mạch máu chính ở thận. Thủ thuật này làm nhỏ khối u nhờ việc giảm tưới dòng máu mang ôxy và các chất dinh dưỡng cần cho khối u phát triển. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường đặt ra trước khi phẫu thuật:
Loại phẫu thuật nào sẽ được thực hiện?
Có cần phải tiếp tục điều trị sau khi phẫu thuật không? Cách điều trị như thế nào?
Tôi sẽ cảm thấy thế nào sau khi phẫu thuật?
Nếu tôi bị đau, bác sĩ có thể giúp tôi như thế nào?
Khi nào tôi có thể bắt đầu trở lại hoạt động thường ngày?
Xạ trị ung thư thận:
Liệu pháp tia xạ là sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, bác sĩ sử dụng liệu pháp này để giảm đau (điều trị triệu chứng) khi ung thư thận đã di căn vào xương. Người ta điều trị ung thư thận bằng phương pháp chiếu xạ ngoài, dùng một vật liệu phóng xạ bên ngoài cơ thể và một máy chiếu xạ hướng các tia vào một vùng cụ thể. Bệnh nhân ngoại trú được điều trị ở bệnh viện hoặc phòng khám năm ngày mỗi tuần trong vài tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các mô lành nhờ sự tỏa tổng liều phóng xạ ra ngoài. Bệnh nhân không cần nằm viện trong khi tiến hành xạ trị và bệnh nhân không mang nguồn xạ trong và sau khi điều trị. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường hỏi bác sĩ trước khi tiến hành xạ trị:
Mục đích của phương pháp điều trị này là gì?
Khi nào thì việc điều trị bát đầu? Khi nào thì kết thúc?
Tôi sẽ cảm thấy như thế nào trong thời gian điều trị? Có thể có những tác dụng phụ nào?
Tôi có thể làm gì để chăm sóc bản thân trong khi điều trị bầng tia phóng xạ?
Làm cách nào tôi biết được điều trị có hiệu quả hay không?
Liệu tôi có thể tiếp tục hoạt động như bình thường trong thời gian điều trị tia phóng xạ hay không?
5.2. Các phương pháp điều trị toàn thân
Phẫu thuật và thuyên tác động mạch là các phương pháp điều trị tại chỗ. Các phương pháp đó chi tác động tới tế bào ung thư trong vùng điều trị.
Liệu pháp sinh học, hóa trị liệu và liệu pháp hoóc-môn, được giải thích sau đây, là các phương pháp điều trị toàn thân bởi vì chúng đi vào hệ thống mạch máu và tới các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Liệu pháp sinh học là một dạng điều trị tăng cường khả năng kháng ung thư tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch). Interleukin-2 và interferon là hai loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học để điều trị ung thư thận giai đoạn muộn. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục nghiên cứu các phương pháp tốt hơn để tiến hành liệu pháp sinh học đồng thời có thể giảm được tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân được điều trị bâng liệu pháp sinh học cần nảm viện trong thời gian điều trị để có thể theo dõi được các tác dụng phụ này.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Mặc dù có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhưng hóa trị liệu lại tỏ ra hạn chê’ đối với ung thư thận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu các loại thuốc và các phác đồ phối hợp thuốc mới có thể có hiệu quả hơn.
Liệu pháp hoóc-môn được áp dụng cho một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư thận giai đoạn muộn. Một số trường hợp ung thư thận có thể điều trị bầng hoóc-môn để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Thông thường hoóc- môn được sử dụng để điều trị triệu chứng.
6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?
Việc theo dõi định kỳ của bác sĩ sau khi điều trị ung thư thận là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ đề xuất một chương trình khám theo dõi phù hợp bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang lồng ngực và các xét nghiệm cận lâm sàng. Đôi khi bác sĩ chi định làm xạ hình và các xét nghiệm khác. Bệnh nhân cần phải tiếp tục đến bác sĩ khám và báo với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Theo: Bệnh viện ung thư

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)
Ung thư hầu- họng là một bệnh mà các tế bào ác tính tạo thành trong các mô của hầu- họng. Hầu- họng là một phần giữa cổ họng trong đó bao gồm các cơ sở của lưỡi, amidan, vòm miệng, và các thành của họng. Ung thư hầu- họng có thể được chia thành hai loại: ung thư có liên quan đến nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus), và ung thư có liên quan đến rượu hoặc sử dụng thuốc lá.
Ung thư hầu- họng ung thư  có dương tính với HPV còn được gọi là HPV16 và ung thư hầu- họng (HPV và OPC) là sự kết hợp của ung thư biểu mô tế bào vảy hầu- họng  (OSCC), kết hợp với loại HPV- 16 vi rút .
1.    Dịch tễ học
HPV và OPC có xu hướng trẻ hóa so với những người chỉ nhiễm HPV. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HPV ngày càng tăng có liên quan đến bệnh ung thư hầu- họng ở Mỹ, có thể là do thay đổi hành vi tình dục không an toàn.
Giảm tỷ lệ hút thuốc có thể  dẫn tới giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm tính với HPV. Trong khi những thay đổi trong hoạt động tình dục lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dương tính với HPV. Tại Mỹ, HPV và OPC chiếm khoảng 60% các trường hợp OPC lớn hơn 40% so với thập kỷ trước. Đến 2007, tỷ lệ mắc chung OPC ở Mỹ, bao gồm cả không liên quan đến HPV, là 3,2 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm và 1,9 trường hợp trên 100.000 nữ giới/năm. Tỷ lệ mắc HPV liên quan đến mắc OPC cũng được tăng lên ở các nước khác. Ví dụ, tại Thụy Điển (2007), có trên 80% trường hợp mắc HPV đối với ung thư ở Amidan . Tại Úc, tỷ lệ mắc HPV liên quan OPC là 1,56 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm .
Hình 1. Hình ảnh giải phẫu hầu họng

2.    Nguyên nhân
Nhiễm trùng răng miệng HPV xuất hiện trước khi có sự phát triển của HPV và OPC. Chấn thương nhẹ ở lớp màng chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc lây nhiễm  HPV. Chúng có thể xâm lấn xuống lớp đáy của thượng bì. Những người xét nghiệm dương tính với HPV-16 ở miệng có có nguy cơ phát triển tình trạng nhiễm HPV và OPC cao gấp 14 lần so với những người không nhiễm HPV.
Suy giảm miễn dịch cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và OPC . Những người có di truyền TGF-β1, đặc biệt T869C, có nhiều khả năng có HPV16 và OPC. TGF-β1 đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu (1999) đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân có nhiễm HPV liên quan đến bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục thì có nguy cơ gia tăng gấp 4,3 lần  nguy cơ mắc hạch hạnh nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Đồng nhiễm vi rút Herpes-8 có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV-16 rất cao .
3.    Triệu chứng
Những dấu hiệu có thể có của bệnh ung thư hầu họng  bao gồm:
-    Đau họng kéo dài
-    Đau hoặc khó nuốt
-    Giảm cân không rõ nguyên nhân
-    Thay đổi giọng nói
-    Đau tai
-    Có khối u ở mặt sau của cổ họng hoặc miệng
-    Có khối u trong cổ
-    Xuất hiện cơn đau âm ỉ phía sau xương ức
-    Ho
4.    Quá trình phát triển
Ung thư lan rộng trong cơ thể theo 3 cách:
-    Ung thư xâm nhập vào các mô bình thường xung quanh.
-    Ung thư xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và đi qua các mạch bạch huyết đến các nơi khác trong cơ thể.
-    Ung thư xâm nhập vào tĩnh mạch, mao mạch và đi qua máu đến những nơi khác trong cơ thể.
Các giai đoạn phát triển:
-    Giai đoạn 0: ung thư biểu mô tại chỗ. Tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp màng của hầu họng. Chúng có thể trở thành ung thư và lây lan vào các mô bình thường xung quanh.
-    Giai đoạn 1: Ung thư đã được hình thành, có kích thước 20mm hoặc nhỏ hơn và chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 2: Ung thư đã hình thành và kích thước lớn hơn 20mm nhưng không lớn hơn 40mm. Chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 3: Kích thước của ung thư lớn hơn 40mm. Chưa lan rộng ra bên ngoài vùng hầu- họng. Bất kỳ kích thước và đã lan rộng đến chỉ có một hạch bạch huyết trên cùng một bên của các cổ như ung thư. Các hạch bạch huyết bị ung thư là 30mm hoặc nhỏ hơn.
-    Giai đoạn 4A: Ung thư đã lan đến các mô gần vùng hầu họng, bao gồm vòm miệng, hàm dưới, các cơ của lưỡi hoặc cơ trung tâm của hàm và có thể lây lan sang một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó, và kích thước của khối u không lớn hơn 60mm. Giai đoạn này, ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, có nghĩa là lớn hơn 30mm nhưng không lớn hơn 60mm.
-    Giai đoạn 4B:  Ung thư bao quanh động mạch chính ở cổ hoặc đã di căn đến xương trong xương hàm, di căn đến phần cơ ở phía bên của hàm hoặc phần trên của cổ họng phía sau mũi và có thể lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là lớn hơn 60 mm và có thể đã lây lan đến các mô xung quanh vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 4C: Ung thư đã lan đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể, và có thể lan đến các hạch bạch huyết.
Một nghiên cứu được tiến hành hơn 15 năm, đã phát hiện ra rằng những người có nguy cơ tiếp xúc với HPV cao thì khả năng tiến triển lên HPV và OPC càng cao. Bệnh ung thư liên quan đến HPV gây ra bởi sự xuất hiện của E6 và E7 của protein HPV liên kết với khối u ức chế và bất hoạt Protein p53 và Protein nguyên bào võng mạc.
5.    Chẩn đoán
Các xét nghiệm và phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư hầu- họng:
+ Kiểm tra vật lý và lịch sử của bệnh: khám để phát hiện các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác bất thường. Kiểm tra miệng và cổ và cổ họng bằng gương nhỏ để kiểm tra các khu vực bất thường. Sau đó, hỏi về các thói quen sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trước đây và phương pháp điều trị.
    + CT scan (CAT scan): chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp trục vi tính nhằm mục đích chụp lại chi tiết các hình ảnh ở khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau, để xem có dấu hiệu bất thường.
+ MRI (chụp cộng hưởng từ): sử dụng nam châm, sóng radio và máy tính để thực hiện một loạt các hình ảnh chi tiết của khu vực bên trong cơ thể. Thủ tục này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).
+ X-quang: Chụp X-quang của các cơ quan và xương. X-quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và được ghi thành phim các hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể.
+ PET scan (positron phát thải chụp CT scan): để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ gắn vào đường (glucose) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET quay xung quanh cơ thể và quan sát các phần có dòng phóng xạ chạy qua. Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình vì chúng đang hoạt động mạnh hơn và mất nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.
+ Nội soi: nhằm mục đích quan sát các cơ quan và mô trong cơ thể để phát hiện bộ phận bất thường. Ống nội soi được đưa vào thông qua mũi hay miệng của bệnh nhân và quan sát các tế bào bên trong. Nội soi cũng có thể có một công cụ để loại bỏ các mô hoặc mẫu hạch bạch huyết có dấu hiệu của bệnh sau khi được kiểm tra dưới kính hiển vi.
+ Sinh thiết: Việc loại bỏ các tế bào hoặc mô có dấu hiệu của bệnh ung thư sau khi xác định bằng quan sát dưới kính hiển vi và phân tích bệnh học.
Từ kết quả của các phương pháp trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng mắc ung thư và giai đoạn mắc ung thư của bệnh nhân.
6.    Phòng ngừa
Có nhiều bạn tình, từng quan hệ tình dục bằng miệng-sinh dục, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, miệng, có kết quả Pap smear bất thường hoặc chứng loạn sản cổ tử cung, có xuất hiện mụn cóc sinh dục là các chỉ điểm nguy cơ của bệnh. Nghiên cứu (2010) kết luận rằng người sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HPV và OSCC, và có nguy cơ cao tái phát bệnh cao so với những người không bao giờ hút thuốc lá.
Do đó, biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và OPC là giảm các yếu tố nguy cơ cao của bệnh và tiêm vắc xin HPV đầy đủ, đủ liều và đúng thời điểm.
7.    Điều trị
Đối với những người mắc bệnh ung thư hầu họng, biện pháp điều trị tốt nhất là kết hợp giữa xạ trị và hóa trị liệu. Liệu pháp này có hiệu quả được so sánh tương tự như xử trí ngoại khoa.

Kết quả của nghiên cứu trên 27 bệnh nhân trải qua giai đoạn phát triển (III và IV) của ung thư hầu họng cho thấy 67% đã có cơ sở các tổn thương lưỡi và 82% sử dụng ống dạ dày trước hoặc trong quá trình điều trị. Ba tháng sau khi điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị, có 33% bệnh nhân ăn được bằng đường miệng, 45% đã có thể ăn uống nhưng vẫn phải cho ăn qua ống và 22% đã không thể ăn uống được 

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan
1.      Dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở mô của gan. Tuy nhiên, ung thư gan thứ phát (loại ung thư xảy ra khi khối u ở những phần khác của cơ thể di căn tới gan) hay gặp hơn nhiều so với ung thư gan nguyên phát.

Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm nên tiên lượng bệnh thường xấu. Tuy vậy, ngay trong những trường hợp tiến triển, việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, các phương pháp điều trị chuẩn như phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ, các liệu pháp mới và ít xâm hại có thể là lựa chọn cho một số người.
Nhưng thông tin khích lệ nhất về ung thư gan là có thể giảm nhiều nguy cơ bị ung thư bằng cách tiêm vaccin phòng chống nhiễm virút viêm gan B (HBV). Những thay đổi về lối sống có thể giúp phòng ngừa các nguyên nhân chính khác gây ung thư gan, như viêm gan C và xơ gan.
2.     Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết người bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, điều đó có nghĩa là bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi bệnh khá tiến triển. Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm một số hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:
- Giảm ngon miệng và sút cân
- Đau bụng, đặc biệt ở vùng phía trên bên phải của bụng, có thể lan rộng ra lưng và vai
Buồn nôn và nôn
- Yếu và mệt mỏi
- Gan to lên
- Bụng to (cổ chướng)
- Mắt và da vàng do hiện tượng tích tụ bilirubin – sản phẩm còn lại của quá trình phá huỷ hồng cầu.
Thông thường, gan xử lý bilirubin để có thể bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nhưng bệnh gan có thể khiến chất này tích tụ trong máu, khiến da và mắt bị vàng và nước tiểu màu nâu sậm.
3.     Các yếu tố nguy cơ
Ung thư gan có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và chủng tộc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:
Giới tính: Nam giới dễ bị ung thư gan gấp 2-3 lần so với nữ giới.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Mỹ. Người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người da trắng.
Nhiễm HBV hoặc virút viêm gan C (HCV) mạn tính. Nhiễm HBV hoặc HCV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư gan. Trên toàn thế giới, nhiễm HBV gây ra 80% số trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan.
Xơ gan: Dạng bệnh tiến triển và không thể hồi phục này khiến hình thành mô sẹo ở gan và làm tăng khả năng bị ung thư gan.
Tiếp xúc với aflatoxin: Với người sống ở châu Phi và nhiều vùng của châu Á, ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Uống quá nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan không hồi phục và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Hút thuốc: Hút bất cứ loại thuốc lá nào đều dễ bị ung thư gan.
Tiếp xúc với vinyl chlorid, thorium dioxid (Thorotrast) và arsenic: Tiếp xúc với bất cứ chất hoá học nào trong số những chất này có thể góp phần gây ung thư gan.
4.     Sàng lọc và chẩn đoán
Nếu bị bất cứ triệu chứng nào của ung thư gan, như sút cân không rõ nguyên nhân, đau, bụng chướng hoặc vàng da, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây:
Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Chụp quét gan.
- Sinh thiết gan.

- Các xét nghiệm máu.